Mực In Offset là gì? Đặc điểm, ứng dụng và thành phần
Mực in Offset là một trong những loại mực được ứng dụng rất rộng rãi trên thị trường hiện nay. Trong đó, mực in offset có nhiều loại mực khác nhau và giá cả cũng khác nhau. Vậy đặc điểm và ứng dụng của từng loại mực là gì? Để hiểu rõ chi tiết hơn, cùng Thành Công Bình Định tìm hiểu ngay bài viết ở dưới đây nhé!
1. Công nghệ in Offset là gì?
In offset là một kỹ thuật in sử dụng lực ép các tấm offset hay còn gọi là tấm cao su. Dùng để in lên giấy sau khi các hình ảnh dính mực đã ép lên các tấm offset trước đó. Mực offset là thành phần mang tính quyết định đối với chất lượng in ấn. Một ấn phẩm sẽ hoàn hảo và chân thực hơn nếu mực in offset đạt tiêu chuẩn.
Ảnh minh hoạ: Công nghệ in Offset
>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Vì sao nên chọn kỹ thuật in ấn Offset cho các ấn phẩm
2. Mực in Offset là gì?
Mực in Offset thường là một thể gồm các hạt pigment, được trộn đều với những chất liệu liên kết hay còn được gọi là chất rắn. Hạt pigment giúp tạo màu phù hợp cũng như quyết định mực in sẽ trong suốt hay đục. Thông thường, độ nhớt và dạng đặc sẽ đạt khoảng 40 - 100 Pa.s. Chúng có độ bền và độ ẩm cao, khi tiếp xúc trực tiếp với nước các hạt pigment sẽ tạo nên kết dính trên vật liệu in. Một trong những ưu điểm lớn nhất của mực offset là không xảy ra hiện tượng nhũ tương.
Ảnh minh hoạ: Mực in Offset là gì?
3. Các loại mực in Offset phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay, mực in Offset thường rất đa dạng. Chúng được tạo ra để đáp ứng nhu cầu sử dụng trên những vật liệu phong phú khác nhau. Vì không có công thức cụ thể, nên khi pha mực in Offset cũng phụ thuộc vào kỹ thuật viên và mục đích khi in ấn. Chính vì đó, rất khó để mà nói công thức nào là chính xác nhất.
Thành phần khác nhau
Các thành phần của mực in có thể sẽ khác nhau về độ bền, độ trong suốt và sáng màu. Khả năng chịu nhiệt và độ bền trong điều kiện môi trường khắc nghiệt như hoả chất, chất tẩy rửa nếu không kể đến bề mặt chất liệu in.
Lưu ý khi pha mực in với nước
Mực in Offset thường tiếp xúc với nước trong quá trình in tạo ra một lớp độ ấm nhất định. Tuy nhiên, khi thực hiện in Offset thì không nên để mực in pha lẫn quá nhiều nước. Bởi vì bề mặt in ấn bị bắt màng dơ và phủ một lớp mỏng khi bắt nhiều nước. Đây là vấn đề rất quan trọng mà kỹ thuật viên nào cũng cần chú ý khi in bằng mực in Offset. Thợ in nhiều kinh nghiệm sẽ xác định được kỹ thuật in chính xác sẽ giúp tạo ra những ấn phẩm đạt chất lượng.
Ảnh minh hoạ: Pha mực in với nước
Một số dạng mực in Offset thường gặp trong in ấn bao bì giấy hiện nay:
- Mực in Offset gốc dầu
- Mực in UV Offset
- Mực in nhũ Offset
- Mực in Offset dạng bột
- Mực in Offset dạng đặc
4. Mực in Offset có cấu tạo như thế nào?
Thành phần cơ bản của các loại mực in Offset bao gồm: Pích măng (pích măng màu và pích măng độn), chất tạo màng – chất liên kết và chất phụ gia (chất làm khô, chất điều chỉnh độ dính, chất điều chỉnh độ bóng, chất chống dính bẩn).
Pích măng
Chất lượng và lượng sử dụng pích măng được xác định theo độ bền của màng mực in. Bất cứ loại pích măng nào được dùng trong in ấn Offset phải tuân thủ nguyên tắc không tan trong chất liên kết hay dung môi. Và pích măng thường có 2 loại chính:
- Pích măng màu: Đây là loại rất được ưa chuộng. Để sản xuất mực in Offset nhờ đặc tính bền với kiềm, axit và một số không tan trong dung môi hữu cơ.
Ảnh minh hoạ: Pha mực in với nước
- Pích măng độn: Là loại pích măng có công dụng:
- Làm tăng độ sáng của tông màu.
- Giúp điều chỉnh độ nhớt
- Hạn chế sự bám chất dơ trong quá trình in
- Giảm chi phí của sản phẩm.
Chất liên kết - Chất tạo màng
Chất tạo màng trong mực in thường được gọi là chất liên kết. Thành phần chính trong mực in Offset của chất liên kết là hỗn hợp dầu và nhựa. Đối với mực in Offset đòi hỏi chất liên kết thấm ướt tốt và kỵ nước.
Chất liên kết được sử dụng để làm lớp màng bảo vệ khi dùng sản phẩm in, nhờ thế mà pích măng bám chắc trên bề mặt in. Và cũng tùy theo mực in Offset in giấy tờ rời, giấy cuộn mà có thành phần dầu trong chất liên kết khác nhau:
- Đối với trường hợp mực in Offset tờ rời, thành phần dầu trong chất liên kết chủ yếu là dầu tanh. Và chiếm phần trăm khoảng 55 - 75%.
- Đối với trường hợp mực in Offset giấy cuộn, thành phần dầu trong chất liên kết chủ yếu là dầu khoáng.
Chất phụ gia
Hiện nay, có nhiều chất phụ gia được sử dụng trong các loại mực in Offset, bao gồm:
-
Chất làm khô: Giúp cho quá trình khô của mực in Offset nhanh hơn. Hơn nữa, sản phẩm sau khi in sẽ nhanh chóng có thể sử dụng.
-
Chất chống dính: Chất này giúp tờ in chống dính bẩn ở mặt sau.
-
Chất tăng độ bóng: Sử dụng véc ni bóng để giúp tăng thêm độ bóng sáng của màng mực in Offset.
5. Ứng dụng của mực in Offset
Bên cạnh việc sử dụng mực in Offset để in và sản xuất ra hộp giấy đựng bánh kem. Ngoài ra, nhiều người còn sử dụng mực in Offset trên nhiều vật phẩm khác. Chẳng hạn như thùng carton, túi xách giấy, hộp xếp, bao bì giấy, sách báo, tạp chí, … Chúng đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Ngoài ra, mực in này còn được sử dụng dùng để in các ấn phẩm cao cấp như catalogue, brochure, … Bên cạnh đó, chúng ta cũng thường xuyên gặp loại mực in này trên các loại bao bì giấy, card visit, thư gửi.
6. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin liên quan đến mực in Offset. Hi vọng rằng với những kiến thức hữu ích trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, ứng dụng và thành phần của mực in Offset.
Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp thì có thể để lại câu hỏi hoặc bình luận ngay dưới bài viết này, để đội ngũ kỳ thuật của Thành Công Bình Định giải đáp trong thời gian sớm nhất nhé!
Thông tin liên hệ:
LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ
CÔNG TY TNHH IN VÀ BAO BÌ THÀNH CÔNG
Hotline: 091 763 9493
Email: inbaobithanhcong.tcvn@gmail.com
Địa chỉ văn phòng: Cụm TTCN Thanh Liêm - Nhơn An - An Nhơn - Bình Định
Website: www.baobithaanhcongbinhdinh.com.vn
Fangpage: Công ty TNHH In và Bao Bì Thành Công Bình Định
Có thể bạn quan tâm đến: