6 LOẠI GIẤY IN BAO BÌ SỬ DỤNG PHỔ BIẾN NHẤT

Giấy in bao bì hiện nay rất đa dạng về chủng loại. Kéo theo đó là sự khác biệt về định lượng, bề mặt giấy, mức độ “ăn mực”, độ bền, …của từng loại giấy.  Và việc chọn lựa chất liệu để in bao bì không hẳn là điều quá khó khăn. Nhưng để có được sự lựa chọn phù hợp nhất thì việc hiểu rõ, phân biệt được giấy từng chất liệu giấy là điều kiện cần. Dưới đây 5 loại giấy in bao bì sử dụng phổ biến nhất mà Bao bì Thành Công muốn giới thiệu đến bạn. Cùng tham khảo ngay nhé!

 

>>> Xem thêm:

 

Giấy Couche

 

Trong các loại giấy in bao bì, giấy Couche là loại giấy có bề mặt bóng, mịn, láng, bám mực, in rất bắt mắt, có độ sáng cao. Đây là loại giấy khi in cho hiệu ứng đẹp mắt, thường mỏng và mềm. Nó phù hợp với nhiều công nghệ in và đặc biệt là in offset. Định lượng vào khoảng 80 - 300gsm. 

 

Phân loại

 

Giấy Couche được chia thành 2 loại: 

  • Giấy Couche Gloss (bóng): Rất thông dụng, bề mặt bóng, phản sáng tốt, màu sắc in ấn tươi sáng. 
     
  • Giấy Couche Matt (mờ): Bề mặt mờ, nhẵn mịn, không bóng, màu sắc in hơi trầm, dịu nhẹ.
     

 

Giấy Couche

 

Giấy Couche​

 

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Bề mặt sáng bóng, láng mịn nên in bắt mực tốt và bền màu. 
     
  • Độ trắng cao, nếu mực thấm vào giấy khi in offset thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến màu sắc bao bì.
     
  • Dễ gia công (cán, xén, ép kim, ép nhũ, …).

 

Giấy Couche

 

Giấy Couche với độ trắng cao, láng, mịn

 

Nhược điểm:

 

Giấy thường dùng để in tờ rơi, tem nhãn, flyer quảng cáo, in catalogue, tạp chí, in poster, in brochure, …

 

Giấy Bristol

 

Giấy Bristol có bề mặt hơi bóng, mịn, láng cả 2 mặt, độ bám mực tốt vừa phải, thích hợp sử dụng kỹ thuật in offset. Sản xuất giấy Bristol bằng cách ép nhiều lớp giấy mỏng dưới lực nén để tăng độ dày và độ cứng của tấm giấy. Định lượng thường thấy ở mức 230 - 350 gms. 

 

Phân loại

 

Giấy được chia làm 2 loại: 

 

  • Giấy Bristol nhẵn: Ít hoặc không có dấu răng, vết sần sùi, …
     
  • Giấy Bristol sần: Có những vết sần sùi.

 

 

 

Giấy Bristol

 

 

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Bề mặt láng mịn tạo hiệu ứng in ấn đẹp.
     
  • Nhiều định lượng, đáp ứng đa dạng nhu cầu in ấn bao bì.
     
  • Độ bền cao, giấy dày dặn.
     
  • Phù hợp với nhiều dòng máy in và nhiều loại mực in. 
     
  • Tính ứng dụng cao. 

 

Nhược điểm: 

 

  • Giá thành khá cao.
     
  • Trọng lượng nặng vì được ép từ nhiều lớp giấy.

 

Ứng dụng

 

Giấy Bristol thường được sử dụng dùng để in hộp xà bông, mỹ phẩm, dược phẩm, bên cạnh đó cũng có thể in brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp cưới, … 

 

Giấy Ford - giấy in bao bì 

 

Giấy Ford còn được gọi là giấy Fort, giấy ốp. Là loại giấy in bao bì làm từ 100% bột giấy với bề mặt nhám, không tráng phủ nên dễ bám mực.  Giấy được sử dụng phổ biến và thông dùng đứng sau giấy Couche, thường thấy với khổ giấy A4 trong các tiệm photocopy. Định lượng thường là 70gsm, 80gsm,  90gms, 100gsm, …

 

Phân loại

Giấy Ford được chia làm 2 loại: 

  • Giấy Ford sáng: Loại giấy này có độ trắng cao (từ 68% trở lên). Đây là loại giấy được sử dụng nhiều trong in bao thư, giấy tiêu đề, in tài liệu trong văn phòng, in sách 1 đến 2 màu, …
     
  • Giấy Ford vàng: Giấy có độ trắng thấp (dưới 60%) và thường ngả sang màu vàng. Loại giấy này thường được sử dụng để in sách giáo khoa, sách văn học, … Ưu thế của loại giấy này là giá thành tương đối thấp. 

 

Giấy Ford

 

Giấy Ford

 

Ưu điểm và nhược điểm

 

Ưu điểm:

 

  • Đa dạng định lượng và màu sắc.
     
  • Nhiều kích thước: Từ A5 đến A0.
     
  • Tính ứng dụng cao.
     
  • Thân thiện với môi trường, có thể tái chế.
     
  • Giá thành rẻ

 

Nhược điểm:

 

  • Mỏng, mềm nên chất lượng bản in chưa nổi bật.
     
  • Dễ bị nhòe mực in.

 

Giấy Kraft

 

Giấy Kraft hoặc giấy xi măng là giấy hoặc bìa được sản xuất từ bột giấy hóa học được sản xuất trong quy trình Kraft. Quá trình sản xuất giấy Kraft có thể được đốt tái sinh nhiệt, tiết kiệm năng lượng nên loại giấy này còn được gọi là giấy tái sinh. Định lượng giấy thường dao động khoảng 50 - 135 gms. 

 

Phân loại

  • Giấy Kraft màu nâu vàng nhạt: Làm từ sợi Xenlulozo xử lý bằng muối Natri Sunphat, không tẩy trắng. 
     
  • Giấy Kraft màu trắng: Vốn là màu nâu vàng được tẩy trắng để sản xuất giấy trắng. 

 

Giấy Kraft

Giấy Kraft​

 

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • Thẩm hút dầu, thẩm hút ẩm tốt.
     
  • Dẻo dai, khả năng chịu lực cao.
     
  • Giá thành rẻ, tiết kiệm chi phí in ấn bao bì.
     
  • Ứng dụng in bao bì trong mọi lĩnh vực.
     
  • Không tái sinh ra chất độc hại ở nhiệt độ cao. 
     
  • Khả năng tái sinh sử dụng cao, dễ phân hủy trong môi trường tự nhiên.

 

Nhược điểm: Bao bì giấy Kraft không thể đựng sản phẩm ở dạng lỏng hoặc dạng keo. 

 

Ứng dụng

 

Giấy được sử dụng dùng để in là đóng gói chẳng hạn như là túi giấy đựng tạp phẩm, phong bì thư, sổ, lịch, hộp bánh kem , …

 

Giấy Ivory

 

Ivory là loại giấy in bao bì với hai mặt giấy khác nhau. Bề mặt hơi bóng, nhưng chỉ có một mặt láng mịn và một mặt còn lại nhám. Cả hai mặt giấy có màu trắng hoặc trắng ngà - mặt trong vỏ hộp hoặc bao bì. 

 

Giấy Ivory thường có có nhiều sự lựa chọn định lượng hơn. Trong đó, thông dụng nhất là Ivory 300gsm, 350gsm, 400gsm. 

 

Phân loại

 

Gồm có 2 loại:

  • Giấy Ivory (FBB): Có một phần trắng nhám và mặt kia tráng phủ siêu láng. Giấy dày và cứng. Định lượng giấy được sử dụng phổ biến nhất là 210 - 350gsm.  
     
  • Giấy Ivory Kraft: Có một mặt tráng phủ nhung mặt còn lại có màu sẫm, sần như giấy Kraft. Định lượng giấy thường sử dụng phổ biến là 230gsm - 400gsm.

 

Giấy Ivory

 

Giấy Ivory​

 

Ưu điểm và nhược điểm

 

Ưu điểm:

 

  • Có bề mặt láng mịn cho hình in đẹp.
     
  • Độ bền cao, độ cứng khá tốt, chịu được va đập nhẹ.
     
  • Dễ dàng gia công.
     
  • Phù hợp với nhiều công nghệ in.
     
  • Ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực. 

 

Nhược điểm:

 

  • Giá thành cao hơn giấy Couche, Bristol.
     
  • Không trắng bằng giấy Couche.

 

Ứng dụng

 

  • Làm in túi giấy, hộp giấy, …
     
  • Làm thư mời, thư cảm ơn, voucher giảm giá, …

 

Giấy Duplex

 

Giấy Duplex thường có bề mặt trắng và trơn láng gần giống với Bristol, mặt kia sẫm như giấy bồi. Giấy thường dùng để sản xuất các bao bì đòi hỏi độ cứng cao và kích thước lớn. Loại giấy này sản xuất bằng cách ép hai lớp giấy với nhau nên kết cầu và màu mực của hai mặt sẽ khác nhau. Định lượng giấy trung bình khoảng 250gsm - 500gsm.

 

Phân loại

 

 Giấy Duplex thường chia thành 2 loại: 

 

  • Duplex có 2 mặt trắng: tráng phủ vả hai mặt.
     
  • Duplex có 1 mặt trắng: Chỉ một mặt được tráng và mặt còn lại không được tráng.

 

Giấy Duplex

 

Giấy Duplex​

 

Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm:

  • In được đa dạng kích thước bao bì - hộp giấy - thùng carton ở nhiều ngành nghề khác nhau chẳng hạn như cơ khí, mỹ phẩm, thực phẩm, …
  • Bề mặt dễ in ấn, chất lượng in sắc nét.
  • Giá in giá rẻ.
     

Nhược điểm: Nên in ấn hộp giấy thì cần tiến hành gia công cán màng để có chất lượng tốt hơn. 

 

Ứng dụng

 

Được sử dụng dùng làm bao bì giấy, in hộp giấy, làm thùng carton, làm hộp quà, in bao bao thư - bìa hồ sơ, …

 

Tổng kết

 

Trên đây là 6 loại giấy in bao bì phổ biến nhất trong lĩnh vực in ấn và sản xuất bao bì. Thực tế có rất nhiều loại giấy về định lượng, độ cứng, độ ẩm, hiệu ứng, … phù hợp với nhu cầu đa dạng khác nhau. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn chọn cho mình loại giấy in bao bì phù hợp nhất. 

 

Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn và sản xuất bao bì, Thành Công cam kết sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề để đóng gói bằng các giải pháp bao bì phù hợp, an toàn, chất lượng. 

 

Thông tin liên hệ:

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BÁO GIÁ

CÔNG TY TNHH IN VÀ BAO BÌ THÀNH CÔNG 

TIN LIÊN QUAN

 

enlightened In hộp giấy Kraft đựng bánh sinh nhật mọi số lượng, miễn phí thiết kế

enlightened Vì sao cần phải chú trọng vào việc thiết kế hộp giấy đựng bán sinh nhật?

enlightenedTop 15+ mẫu hộp đựng bánh sinh nhật đẹp, bắt mắt, thu hút khách hàng